Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Chiến lược 4p cho kinh doanh vỉa hè

Ý tưởng kinh doanh buôn bán trên vỉa hè nổi lên như một loại hình kinh doanh có thu nhập khủng. Trong suy tưởng của nhiều người, kinh doanh vỉa hè chỉ đơn giản là một quầy hàng, vài cái ghế, một cái xe đẩy… nhưng sự thật, nó không hề đơn giản vậy!
ý tưởng kinh doanh vỉa hè cũng cần có chiến lược riêng
Vỉa hè và chiến lược 4P trong marketing
Có thể bạn sẽ thấy khá ngạc nhiên về việc kinh doanh vỉa hè cũng áp dụng nguyên tắc 4P (Price- giá cả, Place – Địa điểm, Promotion – Khuyến mãi, Product – Sản phẩm) khá triệt để, mặc dù người bán chẳng hiều 4P là gì. Có lẽ khi bước vào lĩnh vực kinh doanh, cho dù đó là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ như vỉa hè lòng phố, thì vô hình chung 4P đã phải nằm đâu đó trong hoạt động mưu sinh hằng ngày của họ.
4p-cho-y-tuong-kinh-doanh-via-he
Chiến lược 4P cho ý tưởng kinh doanh vỉa hè
P – Product
Sản phẩm kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng của 4P vì nó chính là da thịt của hoạt động kinh doanh của bạn. Vì thế việc tạo cho sản phẩm của mình càng tiện lợi, bắt mắt thì việc bán hàng càng dễ dàng. Điều này bạn có thể thấy dễ dàng ở những người bán trái cây vỉa hè. Ngày trước khi mua trái cây, bạn phải đứng đợi người bán gọt khá lâu dưới cái nắng khó chịu trong khi nhu cầu của bạn chỉ muốn mua xách đi ngay.
Các sản phẩm vỉa hè phải nâng cấp liên tục để thỏa mãn khách hàng
Nắm bắt được sự bất tiện này của khách hàng, người bán đã chủ động gọt sẵn trái cây để vào hộp trong kèm muối nhìn rất sạch sẽ và bắt mắt. Không những mang lại sự tiện lợi cho khách hàng mà vì sự tiện lợi này người bán có thể thu nhập thêm một khoản. Một cô bán trái cây đẩy ở Q.10 tâm sự buồn: “Nếu chị bán một trái xoài gọt tại chỗ thì 10k, nhưng nếu chị gọt sẵn vào hộp khoảng 2 trái thì sẽ lấy 25 – 30k. Nếu trừ tiền hộp thì mỗi hộp vậy chị lời thêm 7k.”
Họ sẵn sàng đầu tư một chút vào bao bì, sự tiện lợi để khiến sản phẩm của họ thỏa mãn người mua nhất.
P – Price
Yếu tố giá cả của các mặt hàng kinh doanh vỉa hè cũng mang nhìu sự khác biệt. Nếu bạn mua một trái xoài ở quận 1 sẽ khác với một trái xoài được mua ở quận 3. Một ly coffee trên đường Hai Bà Trưng sẽ mắc hơn trong một ngõ ngách nào đó mặc dù có thể chỗ mắc hơn chưa chắc đã ngon hơn. Ở đây, người bán đã khéo léo định giá sản phẩm cho phù hợp với đối tượng họ nhắm đến và địa điểm học buôn bán.
Tại một con đường toàn những tòa nhà cao tầng thì giá sản phẩm luôn cao hơn những khu dân cư, một phần có thể chi phí thuê mặt bằng mắc hơn. Một phần có thể vì khi họ buôn bán ở những con đường sầm uất thì nguy cơ rủi ro họ bị đội cơ động bắt cao hơn. Chị Thanh (27t) chủ một quán coffee vỉa hè nói: “Môi khi thấy bóng dáng của đội cảnh sát bắt xe là chị phải lập tức đẩy quầy vào hẻm, tất tả thu dọn ghế nhựa và xin lỗi khách… cũng khá phiền nhưng được được cái đứng ở đây thì giá bán cao hơn được 2 - 3k. Mỗi ngày cũng kiếm thêm vài chục nghìn!”
Giá giữ xe luôn dao động theo từng khu vực trong thành phố
Như Ngọc đã từng mua một hộp bắp rang bơ với giá 30k trên đường Võ Thị Sáu, nhưng với một hộp tương tự vậy ở gần nhà cô chỉ với giá 15k. Hoặc những ổ bánh mì bạn mua trước cổng bệnh biện giá cả cũng khác với những ổ bánh mì mua ở lề đường. “Giá cả đôi khi cũng nhìn mặt khách mà định. Bán cho những người sang sang hoặc khách nước ngoài thì mình định giá cao hơn một chút!” Một anh bán dừa dạo chia sẻ.
Chính vì việc chia mức giá theo đúng khu vực tiềm năng mà người bán có thể thu được nhiều lợi nhuận.
P – Place
Khi lựa chọn địa điểm buôn bán, các chủ sạp luôn phải cân nhắc khá kỹ lưỡng.
Với yếu tố kinh doanh vỉa hè, nên khi lựa chọn địa điểm buôn bán, các chủ sạp luôn phải cân nhắc khá kỹ lưỡng. Như chia sẻ của chị Lan, 38t, chủ một xe bán cá viên chiên cho biết: “Thường thì chị hay lựa chọn những trường học cấp 2 và 3 vì trường học có nhiều học sinh. Mà cỡ khoảng cấp 2 và 3 sẽ thích ăn vặt và thích vừa cầm ăn vừa đi. Cứ tầm giờ tan trường là chị đến. Canh sao đến sớm để đứng chỗ sát cổng trường thì buôn bán đắt hơn. Còn những giờ khác chị chạy quanh các con hẻm bán lai rai. Nhưng nguồn thu chủ yếu là các em học sinh.”
Việc lựa chọn điểm bán cần người bán phải xác định rõ đâu là khách hàng tiềm năng của mình và tập trung sức đánh trọng điểm ở khu vực đó. Như trường hợp của chị Lan, chị hiểu các học sinh cấp 2 và 3 là những đối tượng tiềm năng, vừa đủ nhỏ để thích ăn vặt lề đường, vừa đủ lớn để ba mẹ cho tiền tiêu và có thể chủ động chi tiêu. Chị Lan còn chia sẻ: “Không phải em cứ đứng 1 chỗ là được đâu. Tầm 1 tuần là các em học sinh sẽ ngán cá viên là chị chuyển qua trường khác bán. Cứ vòng vòng 2 – 3 trường một khu vực như vậy. Hoặc đôi khi chị sẻ chuyển sản phẩm như bánh tráng trộn, bắp rang bơ, chè các loại… ”
P – Promotion
Một sản phẩm tốt chưa đủ mà còn cần những chiêu thức khuyến mãi độc đáo để câu kéo khách. Hoàng Nguyên (24t, HCM) hiện đang làm tại một văn phòng quận 1 nói: “Dưới công ty có một cô bán coffee vỉa hè, nhưng cực kỳ biết cách làm hài lòng khách hàng. Mặc dù là coffee vỉa hè, nhưng mọi người chỉ cần Alo là cô mang nước lên tận lầu làm việc. Khi đưa nước cô còn không quên dặn dò “Mọi người uống xong thấy ngọt nhạt sao thì nói cô để lần sau cô cho phù hợp khẩu vị nhé!”. Chính thái độ niềm nở và dịch vụ chuyển phát tận chỗ đã khiến cả văn phòng đều thích mua coffee của cô!”
Trà tranh kèm wifi - dịch vụ quá đỉnh!
Dĩ nhiên những cách khuyến mãi này nó không hẳn là một chiến dịch có kế hoạch chỉnh chu mà nó mang tính tự phát và có vẻ không ổn định. Tuy nhiên, đây cũng là một động thái nhỏ của những người bán hàng rong trong bối cảnh có khá rất nhiều sự cạnh tranh. Họ sẽ đưa thêm một vài chiêu thức cho khách mua như giảm giá khi mua nhiều, mua 2 ly coffee tặng một ly trà đường miễn phí, mua bánh tráng khuyến mãi thêm nhiều xoài.
Người ta thường bảo, nghề gì thì nghề cũng cần phải học. Đâu phải cứ làm là được luôn, cái gì cũng phải có chiến lược riêng của nó.
Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét