Ngày nay, giới trẻ khá năng động nên sáng tạo ra nhiều ý tưởng kinh doanh hay ho và quyết thực hiện nó, các sinh viên lao vào kinh doanh khá nhiều và thu lại những thành công nhất định, tuy nhiên bên cạnh những sinh viên kinh doanh thu lời nhiều thì cũng có những sinh viên bị thua lỗ, đã chấp nhận phá sản. Đằng sau quyết định đóng cửa hàng còn có cả một món tiền đầu tư không hề nhỏ cũng mất theo.
Phá sản để chặn lỗ
Kinh tế thị trường phát triển, nhiều bạn trẻ dù còn là sinh viên năng động, lại có đầu óc kinh doanh đã không ngần ngại thử sức trong lĩnh vực buôn bán kiếm lời. Cũng có bạn thuộc gia đình khá giả, bố mẹ không ngại chi khoản tiền vài trăm triệu, thậm chí tiền tỉ để con mở công ty hay cửa hàng buôn bán hàng xịn đến loại rẻ tiền.
Thế nhưng, do giá cả leo thang, tiền tiêu khan hiếm, chi tiêu thắt lưng buộc bụng đã khiến người dân, kể cả giới sành điệu cũng vơi dần nhu cầu mua sắm, khiến cho cảnh buôn bán làm ăn của giới trẻ ngày càng sa sút, đứng trước bờ vực phá sản trầm trọng.
Năm 2010, khi mới là sinh viên cuối năm thứ nhất Trường ĐH Thương mại Hà Nội, Minh Thu quê ở Nam Định đã được bố mẹ đầu tư vốn 300 triệu để mở shop thời trang. Lòng vòng 3 ngày trời tìm kiếm khắp mấy quận nội thành, hùn vốn cùng cô bạn thân, họ đã quyết định thuê cửa hàng mặt phố Xuân Thủy với giá 17 triệu khoảng 20m2 tầng làm shop, chuyên bán các loại thời trang nam nữ, từ đồ da phụ kiện đến đồ mặc đều là hàng hiệu.
Thời gian đầu khai trương, ngày nào họ cũng bán được vài ba triệu, nhẩm tính cũng được gần 40% tiền lãi. Thấy vậy, cả hai cô chủ shop lại càng ham, lao vào đầu tư kinh doanh, mở rộng cửa hàng với chi phí ngót cả tỉ. Hôm nào gặp giáo viên khó tính không vắng mặt được họ đành đến trường, còn lại tranh thủ trốn học để trông cửa hàng, dù đã thuê một nhân viên bán cả ngày.
Qua năm đầu kiếm được gần trăm triệu tiền lãi, sang đến năm thứ 2 kinh doanh sa sút hẳn. Nhưng từ đầu năm đến nay, công việc buôn bán chán nhất. Thậm chí nhiều tháng thu không đủ chi tiền thuê cửa hàng và trả lương nhân viên. Hàng hóa lấy về tồn kho không bán được, dù cả hai đã chọn hàng nước một của chủ mối trên phố Hàng Đào.
Trước tình cảnh dở khóc dở cười, họ quyết định bán hàng thanh lý, trả lại cửa hàng, thu được đồng nào hay đồng đó. Tuy nhiên, số tiền học thu lại cũng chưa được một trăm triệu đồng, trong khi số vốn đầu tư ban đầu của cả hai là tiền tỉ bỏ ra.
Trên địa bàn Hà Nội, thời gian gần đây nhiều bạn trẻ có đầu óc kinh doanh lớn đã phải gác niềm đam mê kinh doanh của mình chỉ vì làm ăn thua lỗ. Tiền thu về không đủ để trả lương cho nhân viên cũng như chi phí Công ty, cửa hàng buôn bán.
Với Nguyễn Văn Sơn, đầu tư bán máy tính cũng vậy. Sơn tâm sự:” ban đầu thì cũng được kha khá, thấy lời thế là hấp tấp đầu tư thêm nên mình đâm ra lỗ”. Để chặn lỗ, bán nốt một số hàng còn lại, Sơn đành mang biển Công ty về treo tại căn hộ chung cư của mình ở khu Dịch Vọng. Như vậy vừa không mất chục triệu thuê trụ sở, lại không cần nhân viên, một mình vừa làm ông chủ, vừa làm nhân viên bán máy.
Phá sản để chặn lỗ
Kinh tế thị trường phát triển, nhiều bạn trẻ dù còn là sinh viên năng động, lại có đầu óc kinh doanh đã không ngần ngại thử sức trong lĩnh vực buôn bán kiếm lời. Cũng có bạn thuộc gia đình khá giả, bố mẹ không ngại chi khoản tiền vài trăm triệu, thậm chí tiền tỉ để con mở công ty hay cửa hàng buôn bán hàng xịn đến loại rẻ tiền.
Thế nhưng, do giá cả leo thang, tiền tiêu khan hiếm, chi tiêu thắt lưng buộc bụng đã khiến người dân, kể cả giới sành điệu cũng vơi dần nhu cầu mua sắm, khiến cho cảnh buôn bán làm ăn của giới trẻ ngày càng sa sút, đứng trước bờ vực phá sản trầm trọng.
Năm 2010, khi mới là sinh viên cuối năm thứ nhất Trường ĐH Thương mại Hà Nội, Minh Thu quê ở Nam Định đã được bố mẹ đầu tư vốn 300 triệu để mở shop thời trang. Lòng vòng 3 ngày trời tìm kiếm khắp mấy quận nội thành, hùn vốn cùng cô bạn thân, họ đã quyết định thuê cửa hàng mặt phố Xuân Thủy với giá 17 triệu khoảng 20m2 tầng làm shop, chuyên bán các loại thời trang nam nữ, từ đồ da phụ kiện đến đồ mặc đều là hàng hiệu.
Thời gian đầu khai trương, ngày nào họ cũng bán được vài ba triệu, nhẩm tính cũng được gần 40% tiền lãi. Thấy vậy, cả hai cô chủ shop lại càng ham, lao vào đầu tư kinh doanh, mở rộng cửa hàng với chi phí ngót cả tỉ. Hôm nào gặp giáo viên khó tính không vắng mặt được họ đành đến trường, còn lại tranh thủ trốn học để trông cửa hàng, dù đã thuê một nhân viên bán cả ngày.
Qua năm đầu kiếm được gần trăm triệu tiền lãi, sang đến năm thứ 2 kinh doanh sa sút hẳn. Nhưng từ đầu năm đến nay, công việc buôn bán chán nhất. Thậm chí nhiều tháng thu không đủ chi tiền thuê cửa hàng và trả lương nhân viên. Hàng hóa lấy về tồn kho không bán được, dù cả hai đã chọn hàng nước một của chủ mối trên phố Hàng Đào.
Trước tình cảnh dở khóc dở cười, họ quyết định bán hàng thanh lý, trả lại cửa hàng, thu được đồng nào hay đồng đó. Tuy nhiên, số tiền học thu lại cũng chưa được một trăm triệu đồng, trong khi số vốn đầu tư ban đầu của cả hai là tiền tỉ bỏ ra.
Trên địa bàn Hà Nội, thời gian gần đây nhiều bạn trẻ có đầu óc kinh doanh lớn đã phải gác niềm đam mê kinh doanh của mình chỉ vì làm ăn thua lỗ. Tiền thu về không đủ để trả lương cho nhân viên cũng như chi phí Công ty, cửa hàng buôn bán.
Với Nguyễn Văn Sơn, đầu tư bán máy tính cũng vậy. Sơn tâm sự:” ban đầu thì cũng được kha khá, thấy lời thế là hấp tấp đầu tư thêm nên mình đâm ra lỗ”. Để chặn lỗ, bán nốt một số hàng còn lại, Sơn đành mang biển Công ty về treo tại căn hộ chung cư của mình ở khu Dịch Vọng. Như vậy vừa không mất chục triệu thuê trụ sở, lại không cần nhân viên, một mình vừa làm ông chủ, vừa làm nhân viên bán máy.
Quả thực, thời gian qua công việc kinh doanh của giới trẻ, kể cả các công ty lớn cũng sa sút doanh thu. Đó là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong kinh doanh, bên cạnh tính “liều”, phải có vốn nhưng rất cần sự năng động và kinh nghiệm đúc rút từ thực tế.
Bởi cả Sơn và Thu, những trường hợp kể trên dù không phải lo vốn, tiền do bố mẹ chu cấp nhưng thời buổi kiếm tiền khó khăn, khả năng tiêu tiền của dân bị giới hạn thì nhau cầu mua sắm vật dụng, thời trang đắt tiền sẽ co lại. Chính vì vậy, hàng hóa buôn bán của họ ế ẩm, lâu dần dẫn đến bờ vực phá sản, chấp nhận thua lỗ để lấy bài học kinh nghiệm.
Thực tế thời gian qua cho thấy, với những ai làm ăn nhỏ, cơ hội tồn tại cao hơn, thậm chí có lãi hơn là những người làm ăn lớn. Như Vân Anh, ở số nhà 276 Tôn Đức Thắng, Đống Đa (Hà Nội) vừa đi học nhưng vừa tranh thủ kinh doanh thêm trà chanh buổi tối bởi tận dụng hè phố trước cửa nhà.
Trừ chi phí mua nguyên liệu, tự tay pha chế, cùng thêm cậu em trai phục vụ cùng, tính ra mỗi tối họ thu về từ 300- 500 ngàn tiền lãi. Nhờ thế, mấy năm nay, dù học đại học tốn kém, hay cậu em học ôn chuẩn bị cho thi chuyển cấp lên trung học phổ thông, cả hai không phải dựa vào tiền của bố mẹ, tự kiếm tiền trang trải học hành và còn có tiền tích lũy để dành.
“Có gan làm giàu” nhưng với giới trẻ thời nay còn cần cả kinh nghiệm kinh doanh cũng như sự năng động nhạy bén trước xu thế thời cuộc. Như thế mới tránh được nguy cơ làm ăn thua lỗ.
Bởi cả Sơn và Thu, những trường hợp kể trên dù không phải lo vốn, tiền do bố mẹ chu cấp nhưng thời buổi kiếm tiền khó khăn, khả năng tiêu tiền của dân bị giới hạn thì nhau cầu mua sắm vật dụng, thời trang đắt tiền sẽ co lại. Chính vì vậy, hàng hóa buôn bán của họ ế ẩm, lâu dần dẫn đến bờ vực phá sản, chấp nhận thua lỗ để lấy bài học kinh nghiệm.
Thực tế thời gian qua cho thấy, với những ai làm ăn nhỏ, cơ hội tồn tại cao hơn, thậm chí có lãi hơn là những người làm ăn lớn. Như Vân Anh, ở số nhà 276 Tôn Đức Thắng, Đống Đa (Hà Nội) vừa đi học nhưng vừa tranh thủ kinh doanh thêm trà chanh buổi tối bởi tận dụng hè phố trước cửa nhà.
Trừ chi phí mua nguyên liệu, tự tay pha chế, cùng thêm cậu em trai phục vụ cùng, tính ra mỗi tối họ thu về từ 300- 500 ngàn tiền lãi. Nhờ thế, mấy năm nay, dù học đại học tốn kém, hay cậu em học ôn chuẩn bị cho thi chuyển cấp lên trung học phổ thông, cả hai không phải dựa vào tiền của bố mẹ, tự kiếm tiền trang trải học hành và còn có tiền tích lũy để dành.
“Có gan làm giàu” nhưng với giới trẻ thời nay còn cần cả kinh nghiệm kinh doanh cũng như sự năng động nhạy bén trước xu thế thời cuộc. Như thế mới tránh được nguy cơ làm ăn thua lỗ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét