Những ý tưởng kinh doanh lạ và kỳ quặc luôn mạo hiểm nhưng nếu được đầu tư tốt thì cũng mang lại những hiệu quả đáng khâm phục. Sau đây là những ý tưởng kỳ cục mà được thực hiện và thu lại không ngờ tới:
1 . Giày có khóa kéo
Trong buổi xum họp gia đình vào năm 2004, ông John Stefani nhìn giày của lũ trẻ quăng la liệt khắp nơi. Cha của John, ông Jerry, tâm sự buồn sẽ hay biết bao nếu có những chiếc giày có thể hoán đổi kết cấu, lộn phần trên với phần dưới theo ý thích của người sử dụng.
Và thế là ông John đã cùng với anh chị mình suy ngẫm về việc phối hợp các phụ kiện lên giày. Họ phác thảo những chiếc được gắn khóa Velcro, cúc, móc gài và gim. Sau khi quanh quẩn với những bản vẽ, Jerry đã có sáng kiến về loại giầy có khóa kéo.
Phải mất đến 5 năm phát triển và trải qua 3 bản phác thảo khác nhau sản phẩm của Zipz mới có mặt trên thị trường. Năm 2010, doanh thu năm đầu tiên của Zipz đã đạt 1 triệu USD. Loại giày có giá bán lẻ 45 USD một đôi được bán trên mạng và trong các cửa hàng bán lẻ. Loại giầy này cũng được ưa chuộng đặc biệt tại Châu Âu, Nhật và Trung Đông, và được phân phối đến 40 nước trên thế giới.
Trong tháng 4, chuỗi của hàng bán lẻ danh tiếng Foot Looker sẽ nhập nhãn hiệu giầy này về bán, và năm 2011 có thể sẽ là một năm phát triển hơn nữa của công ty, ông John - CEO của công ty cho biết.
Và thế là ông John đã cùng với anh chị mình suy ngẫm về việc phối hợp các phụ kiện lên giày. Họ phác thảo những chiếc được gắn khóa Velcro, cúc, móc gài và gim. Sau khi quanh quẩn với những bản vẽ, Jerry đã có sáng kiến về loại giầy có khóa kéo.
Phải mất đến 5 năm phát triển và trải qua 3 bản phác thảo khác nhau sản phẩm của Zipz mới có mặt trên thị trường. Năm 2010, doanh thu năm đầu tiên của Zipz đã đạt 1 triệu USD. Loại giày có giá bán lẻ 45 USD một đôi được bán trên mạng và trong các cửa hàng bán lẻ. Loại giầy này cũng được ưa chuộng đặc biệt tại Châu Âu, Nhật và Trung Đông, và được phân phối đến 40 nước trên thế giới.
Trong tháng 4, chuỗi của hàng bán lẻ danh tiếng Foot Looker sẽ nhập nhãn hiệu giầy này về bán, và năm 2011 có thể sẽ là một năm phát triển hơn nữa của công ty, ông John - CEO của công ty cho biết.
2. Búp bê xấu xí
Những con búp bê xấu xí này đã đem về doanh thu 100 triệu USD
Mặc dù có hình dáng không hề dễ thương như những búp bê khác, nhưng doanh số mà những con búp bê kinh dị mang lại cho chủ nhân của nó thật đáng khát khao: hơn 100 triệu USD kể từ ngày ra đời. Tất cả bắt đầu năm 1996 khi Sun-Min Kim và David Horvath gặp nhau hồi còn là học sinh trường thiết kế Parsons School. Họ buộc phải chia tay ít năm sau do Kim chuyển về Hàn Quốc và chỉ thường liên lạc bằng thư. Trong một lần viết thư Horvath vẽ một nhân vật nhỏ màu da cam và đặt tên cho nó là Wage ở cuối thư.
Những con búp bê xấu xí này đã đem về doanh thu 100 triệu USD
Mặc dù có hình dáng không hề dễ thương như những búp bê khác, nhưng doanh số mà những con búp bê kinh dị mang lại cho chủ nhân của nó thật đáng khát khao: hơn 100 triệu USD kể từ ngày ra đời. Tất cả bắt đầu năm 1996 khi Sun-Min Kim và David Horvath gặp nhau hồi còn là học sinh trường thiết kế Parsons School. Họ buộc phải chia tay ít năm sau do Kim chuyển về Hàn Quốc và chỉ thường liên lạc bằng thư. Trong một lần viết thư Horvath vẽ một nhân vật nhỏ màu da cam và đặt tên cho nó là Wage ở cuối thư.
Kim khiến bạn mình vô cùng ngạc nhiên khi tự thêu một búp bê theo hình vẽ đó rồi gửi tặng bạn trai. Trong một lần vô tình Horvath mang búp bê này tới một cửa hàng dành cho dân mê nhạc Pop châu Á ở Los Angeles, người chủ đã đề nghị đặt hàng. Phải mất vài tháng Kim mới thêu thêm một số mẫu mới nhưng ngay khi xuất hiện ở cửa hàng chỉ ngày hôm sau đã bán hết sạch. Kể từ đây Kim và Horvath quyết định mở công ty lấy tên là Pretty Ugly năm 2002 và cũng kết hôn với nhau để chấm dứt cảnh xa cách.
3.Dưa hấu vuông
Những người nông dân ở vùng Zentsuji miền nam Nhật Bản đã khéo léo ép những quả dưa hấu biến thành hình vuông nhằm tiện cho việc cất giữ trong tủ lạnh. Họ đặt những quả dưa vào những chiếc hộp kính hình vuông trong khi chúng vẫn đang phát triển. Giới truyền thông bắt đầu đưa tin về dưa hấu vuông vào năm 2001. Tuy nhiên, nông dân Nhật được cho là đã làm ra sản phẩm này từ hơn 30 năm trước.
Những người nông dân ở vùng Zentsuji miền nam Nhật Bản đã khéo léo ép những quả dưa hấu biến thành hình vuông nhằm tiện cho việc cất giữ trong tủ lạnh. Họ đặt những quả dưa vào những chiếc hộp kính hình vuông trong khi chúng vẫn đang phát triển. Giới truyền thông bắt đầu đưa tin về dưa hấu vuông vào năm 2001. Tuy nhiên, nông dân Nhật được cho là đã làm ra sản phẩm này từ hơn 30 năm trước.
Những quả dưa hấu vuông không chỉ đậm chất sáng tạo mà còn là một “cỗ máy in tiền”. Ở Nhật, dưa hấu vuông có giá 150-250 USD/quả, trong khi dưa hấu tròn bình thường chỉ có giá khoảng 30 USD/quả.
Một công ty hoa quả ở Panama có tên là Panama Fruit Producer đã “bắt chước” cách làm này của người Nhật, trồng và xuất khẩu dưa hấu vuông sang Mỹ và châu Âu từ năm 2010. Tại các thị trường này, dưa hấu vuông được bán lẻ với giá 75 USD/quả.
Một công ty hoa quả ở Panama có tên là Panama Fruit Producer đã “bắt chước” cách làm này của người Nhật, trồng và xuất khẩu dưa hấu vuông sang Mỹ và châu Âu từ năm 2010. Tại các thị trường này, dưa hấu vuông được bán lẻ với giá 75 USD/quả.
4.Cà phê chồn
Cà phê chồn hay chính xác hơn cà phê phân chồn là loại đồ uống đặc biệt và có giá vào hàng đắt nhất trên thế giới. Theo các chủ trang trại cà phê ở châu Á, loài cầy hương trèo lên các cây cà phê và ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất. Nhưng do không thể tiêu hóa hạt cà phê, nên chúng lại thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó.
Những người dân ở đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Enzyme tiết ra từ dạ dày của chồn đã tạo ra vị đặc biệt của cà phê trong quá trình lên men. Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ tiến hành làm sạch và rang cà phê. Chính vì cách chế biến cầu kỳ như trên, giá cà phê chồn thường rất đắt đỏ.
Cà phê chồn bắt đầu xuất hiện từ những năm 1800 ở các đảo Java và Sumatra của Indonesia và đến nay vẫn rất phát triển ở nước này. Việc thu lượm cà phê chồn thậm chí còn lan sang những nước khác như Việt Nam, Philippines và Peru.
Những người sành cà phê sẵn sàng trả từ 20-65 USD để thưởng thức một cốc cà phê chồn. Trên trang bán lẻ trực tuyến Amazon.com, cà phê chồn có giá khoảng 350 USD/kg.
Cà phê chồn hay chính xác hơn cà phê phân chồn là loại đồ uống đặc biệt và có giá vào hàng đắt nhất trên thế giới. Theo các chủ trang trại cà phê ở châu Á, loài cầy hương trèo lên các cây cà phê và ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất. Nhưng do không thể tiêu hóa hạt cà phê, nên chúng lại thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó.
Những người dân ở đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Enzyme tiết ra từ dạ dày của chồn đã tạo ra vị đặc biệt của cà phê trong quá trình lên men. Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ tiến hành làm sạch và rang cà phê. Chính vì cách chế biến cầu kỳ như trên, giá cà phê chồn thường rất đắt đỏ.
Cà phê chồn bắt đầu xuất hiện từ những năm 1800 ở các đảo Java và Sumatra của Indonesia và đến nay vẫn rất phát triển ở nước này. Việc thu lượm cà phê chồn thậm chí còn lan sang những nước khác như Việt Nam, Philippines và Peru.
Những người sành cà phê sẵn sàng trả từ 20-65 USD để thưởng thức một cốc cà phê chồn. Trên trang bán lẻ trực tuyến Amazon.com, cà phê chồn có giá khoảng 350 USD/kg.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét